Góc nhìn đa chiều về lối sống xanh

03/06/2022 09:52

Người trẻ chuộng lối sống xanh thuộc Millennials, Gen Z là động lực để các tổ chức, doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh và tạo nên sản phẩm thân thiện môi trường.

Những năm gần đây, khi sống xanh trở thành xu hướng, nhiều doanh nghiệp và tổ chức đã vào cuộc, đồng hành cùng người tiêu dùng trong hành trình giữ màu xanh cho môi trường sống.

Sống xanh trong tư duy người trẻ

Bước vào tuổi 16, Võ Phương Anh (20 tuổi, TP.HCM) đã tự hỏi: “Nếu không thể thay đổi lối sống của mình hoàn toàn, đâu là những thứ đơn giản nhất chúng ta có thể làm cho môi trường?”.

Câu trả lời của cô nàng là chuyển đổi thói quen dùng đồ nhựa sang sản phẩm thân thiện môi trường. Từ 2018, Phương Anh chính thức gia nhập hội “zero waste” - mang theo bình giữ nhiệt khi đi mua nước, chọn ống hút cá nhân thay ống nhựa, đổi bàn chải nhựa thành bàn chải tre, dùng túi tote đa năng đựng “cả thế giới”…

“Lối sống xanh không còn xa lạ nhưng thực hiện lại không dễ dàng, nhất là ở thời đại mọi thứ đều nhanh và tiện nhưng chẳng ‘xanh’. Để hiện thực hóa lối sống này, chúng ta phải kiên nhẫn thay đổi từ suy nghĩ, cách nhìn nhận với môi trường và thói quen. Đây là lý do lối sống xanh còn “chậm” ở những thành phố có tốc độ phát triển vượt bậc”, Phương Anh nói.

Cũng giống Phương Anh, hành trình thực hành lối sống xanh của Nguyễn Tuấn Anh (27 tuổi, Hà Nội) bắt đầu từ việc thay đổi những thói quen cũ.

"Mình nghĩ việc cân nhắc trước khi mua sắm phần nào hạn chế tác động lên môi trường. Do đó, mình bắt đầu thực hành lối sống tối giản. Khi mua sắm mình chú trọng chọn những sản phẩm chất lượng, đối với quần áo mình ưu tiên những sản phẩm thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, mình thực hành tái chế đồ cũ thành các đồ mới hữu ích, sửa chữa đồ đạc khi bị hư hỏng thay vì bỏ đi”, Tuấn Anh cho biết.

Bước đầu sống xanh, Tuấn Anh từng gặp rào cản tâm lý bởi “ai cũng có thể bị ‘cám dỗ’ quay lại bởi sự nhanh chóng và tiện nghi”. Hơn thế, bắt đầu “zero waste”như bỏ vốn để đầu tư cho cuộc sống. Theo Tuấn Anh, những vật dụng hữu cơ là điều không thể thiếu, tuy nhiên, bởi chất liệu thân thiện với môi trường có giá thành cao hơn sản phẩm tiêu dùng đại trà, người chuộng sống xanh luôn đau đầu trước bài toán tài chính. Vì thế, tái chế và biến hóa những món đồ cũ thành đồ dùng mới là hướng đi mà cậu bạn theo đuổi để giải bài toán này.

Phương Anh, Tuấn Anh cũng như nhiều bạn trẻ, sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc sống xanh, bảo vệ môi trường từ những điều đơn giản nhất.

Chung tay cùng người trẻ bảo vệ màu xanh

Khi người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu quan tâm đến các sản phẩm tái sử dụng hoặc được sản xuất từ chất liệu thân thiện môi trường, nhiều doanh nghiệp cũng hưởng ứng xu hướng tiêu dùng xanh bằng hoạt động thiết thực.

Trong đó, mô hình kinh tế tuần hoàn (circular economy) với ưu điểm tái sử dụng, tái chế và sửa chữa (nhằm nâng cao tuổi đời của các vật dụng phục vụ đời sống) trở thành hướng đi của nhiều doanh nghiệp, trong đó có Coolmate.

Đi từ nhận định dệt may là ngành gây ra ô nhiễm môi trường lớn thứ 2 trên thế giới sau ngành giấy, thương hiệu thời trang Coolmate quyết định chuyển mình theo hướng “sustainability - thời trang bền vững”.

“Người tiêu dùng hiện nay thường có xu hướng quan tâm đến lối sống bền vững, giảm rác thải nhựa, ủng hộ chất liệu xanh sạch. Xu hướng này truyền cảm hứng để chúng tôi theo đuổi ‘thời trang bền vững”, anh Phạm Chí Nhu - CEO Coolmate - chia sẻ.

Bên cạnh đó, nhằm gia tăng tương tác và tiếp cận với đối tượng khách hàng này trên nền tảng TMĐT, Coolmate đã nhanh chóng đưa sản phẩm “lên sàn” để thu hút nhiều người dùng hơn, đồng thời góp phần lan tỏa lối sống xanh đến người tiêu dùng.

“Tin vui là hầu hết khách hàng đều đánh giá cao công năng sử dụng của sản phẩm và muốn trải nghiệm thêm”, anh Nhu cho biết.

Đặt trong bối cảnh bùng nổ số, “sống xanh” cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến người dùng công nghệ, đặc biệt là việc xử lý rác thải điện tử. Người dân đã dần chủ động hơn trong việc tự mang rác thải điện tử đến các điểm thu hồi hoặc liên hệ tổ chức thu gom như Việt Nam Tái Chế để thải bỏ đúng cách.

“Từ vài trăm ký rác thải ban đầu, sau 5 năm, khối lượng rác điện tử được Việt Nam Tái Chế thu gom lên đến hơn 30 tấn/năm”, chị Mai Hằng - Đại diện quản lý chương trình Việt Nam Tái Chế - chia sẻ.

Bên cạnh việc tạo điều kiện cho người dân, đơn vị cũng đã và đang triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cộng đồng như khởi xướng cuộc thi về rác thải điện tử, phối hợp cùng trường học tuyên truyền cho học sinh, sinh viên.

Nhằm hưởng ứng ngày Môi Trường Thế Giới năm 2022, Việt Nam Tái Chế đã phối hợp cùng Shopee phát động chương trình “30 Ngày Sống Xanh” với các hoạt động khuyến khích người dùng tìm hiểu và tích cực tham gia phân loại rác.

Cũng trong khuôn khổ chương trình lần này, từ 01/06 - 30/06 khi mang rác thải điện tử đến các điểm tiếp nhận của Việt Nam Tái Chế, người dùng sẽ nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn như: Nhân đôi số điểm thành viên của Việt Nam Tái Chế và nhận mã giảm giá 50.000 đồng từ Shopee.

Shopee đồng hành cùng các Nhà bán hàng và Thương hiệu khởi động Chiến dịch “Chọn Xanh Cùng Shopee” nhằm giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại để từ đó người dùng cũng có thể đóng góp vào nỗ lực tiêu dùng bền vững thông qua Shopee.

Hãy cùng Shopee hỗ trợ các doanh nghiệp thân thiện với môi trường và khuyến khích lối sống bền vững. Tham khảo thông tin chi tiết về chương trình tại đây.

Theo Thiên Trang

Góc nhìn đa chiều về lối sống xanh - TIN TỨC