Người mắc bệnh tim mạch
Người mắc bệnh tim mạch không nên ngâm chân quá 10 phút và nhiệt độ nước chỉ nên dao động từ 40-45 độ C. Bởi nếu ngâm chân ở nhiệt độ cao và kéo dài sẽ rất dễ khiến các mao mạch giãn nở, làm tăng tốc lưu thông máu. Điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và có thể khiến bệnh tình nặng hơn.
Những người xơ cứng và tắc nghẽn động mạch
Ngâm chân có nhiều lợi ích nhưng với những người mắc bệnh này thì không khác gì tự sát (Ảnh minh họa)
Những người xơ cứng và tắc nghẽn động mạch tuyệt đối không nên ngâm chân. Việc này khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Một số trường hợp có thể gây ra tình trạng hoại tử. Thay vì ngâm chân bạn nên massage nhẹ nhàng lòng bạn chân.
Trẻ em
Nếu chân của trẻ không quá lạnh, không cần thiết phải ngâm nước ấm. Thường xuyên ngâm chân trẻ sẽ làm giãn dây chằng, không có lợi cho sự phát triển của bàn chân. Không chỉ vậy, nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng bàn chân phẳng ở trẻ.
Bị bệnh tiểu đường
Những người bị tiểu đường ngâm chân dễ bị bỏng da. Nguyên nhân là do bàn chân có lớp da mỏng trong khi khả năng cảm nhận nhiệt độ của nước giảm đi rất nhiều. Bệnh tiểu đường sẽ khiến cơ thể bị ảnh hưởng nhất định về nhận thức đối với nhiệt độ bên ngoài. Người bình thường chỉ cảm thấy nước quá nóng nhưng người bị bệnh tiểu đường sẽ khó cảm nhận được nên rất dễ tự làm mình bị bỏng.
Người có sức khỏe yếu
Với những người sức khỏe yếu, khi thời gian ngâm chân quá lâu dễ dẫn đến tụt huyết áp. Người bị đau đầu, buồn nôn, ho, huyết áp không ổn định cũng không nên ngâm chân. Ngoài các nhóm này, vận động viên, bệnh nhân herpes, eczema... cũng không phù hợp với ngâm chân vào nước nóng, để tránh nhiễm trùng.