Cô không ngờ mẹ chồng mình lại có lối suy nghĩ và cách hành xử thiếu chuẩn mực đến vậy.
Trong bài viết có tiêu đề "Khi tôi có bà mẹ chồng quá bao bọc con trai" được một phụ nữ chia sẻ lên mạng xã hội Reddit, cô chia sẻ câu chuyện về mẹ chồng hay xúi giục chồng ly hôn.
"Bà luôn coi con trai như một đứa trẻ bé bỏng cần bảo bọc, trong khi anh ấy đã 23 tuổi rồi. Bà cho rằng tôi lấn át con bà vì tôi thường khuyến khích anh ấy ra khỏi nhà và tham gia các hoạt động bên ngoài", cô vợ kể.
Khi cô đặt ra kế hoạch cho cuộc sống vợ chồng thì bà tỏ ra không vui và mọi chuyện căng thẳng hơn khi cả gia đình họ cùng tham gia một kỳ nghỉ kéo dài một tuần.
Ảnh minh hoạ
Cô cố gắng "lịch sự" và hỏi ý kiến mẹ chồng xem lịch trình mỗi ngày là gì, nhưng bà mẹ chồng vẫn không hài lòng.
"Bà vẫn không ưa khi tôi hỏi kế hoạch đi chơi từng ngày, vì có lẽ bà nghĩ tôi lại lên mặt lấn át. Khi tôi rủ chồng ra ngoài và tham gia các hoạt động thì không phải tôi cố tình đặt ra các kế hoạch mà chỉ là tôi thích các hoạt động đó và tôi rủ thêm anh ấy thôi" - cô viết.
Cô cho rằng cách sống của gia đình chồng rất khác mình. Bởi vậy sau khi kết hôn, cô muốn chồng cùng hòa nhập để hai bên thấu hiểu nhau hơn. Tuy nhiên, những việc cô làm khiến mẹ chồng thấy tức giận.
"Mẹ chồng là kiểu người chỉ thích ở nhà và điều đó đã ảnh hưởng lên tính cách chồng tôi. Bà chỉ muốn anh ấy sống trong một cái kén như vậy mãi thôi. Tôi rất không hài lòng nhưng vẫn cố gắng hòa nhập với gia đình chồng, và tôi chỉ thỉnh thoảng rủ anh ấy ra ngoài".
Tuy nhiên, mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu không dừng lại ở đó.
Một lần, khi cô đưa chồng đến nơi anh làm việc, mẹ chồng đã gọi cho anh và nói rằng không ai yêu anh nhiều như bà. Cô cảm thấy bị xúc phạm vì bà nghĩ cô yêu anh không đủ nhiều.
Nhớ lại trước ngày cưới của mình, phát hiện mẹ chồng dặn dò con trai rằng không bắt buộc phải tuân thủ nguyên tắc một vợ một chồng khiến cô thực sự sốc.
Tất cả những điều này khiến người vợ không chịu nổi. Việc mẹ chồng can thiệp quá sâu vào suy nghĩ của hai vợ chồng khiến cô cảm thấy chẳng được tôn trọng.
Cô còn tiết lộ mẹ chồng còn cho rằng cô lợi dụng anh để kiếm tiền, trong khi cô là trụ cột kinh tế trong gia đình và thu nhập của cô gấp đôi chồng. Cô đau khổ và bế tắc đến nỗi bật khóc.
Vì sao mà mẹ chồng và con dâu khó hòa hợp?
Khác nhau về quan điểm
Thời đại phát triển nên nhiều sự hội nhập và thay đổi về lối sống cũng như quan điểm, mẹ chồng và nàng dâu thuộc hai thế hệ khác nhau nên có quan điểm và tư tưởng khác nhau.
Với mẹ chồng thì phụ nữ phải chăm lo, quán xuyến gia đình còn đàn ông thì tạo dựng sự nghiệp, thu nhập. Nhưng với những nàng dâu hiện đại thì xã hội phát triển, phụ nữ và đàn ông bình đẳng với nhau nên công việc cũng cần được chia đều công bằng cho nhau. Đàn ông cũng cần phải tham gia những công việc nhà như bếp núc, dọn dẹp…
Chính những điều này gây ra nguồn cơn giữa mẹ chồng và con dâu không hòa hợp bởi với mẹ chồng thì đàn ông không được phép làm mấy việc bếp núc, dọn dẹp vì đấy là việc của phụ nữ.
Còn với con dâu thì cũng tạo sự nghiệp, tự chủ về tài chính giống như đàn ông nên không thể chịu nhường nhịn sự bất bình đẳng, cần sự công bằng. Vì thế những mâu thuẫn của mẹ chồng và con dâu mới xảy ra do sự khác nhau về quan điểm.
Mẹ chồng không hài lòng về con dâu
Thời đại xưa thì "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", còn thời bây giờ thì tự do yêu đương nên người mẹ chồng sẽ đa số không thường hài lòng về nàng dâu bởi vì không phải do bản thân của mình chọn lựa. Nên mẹ chồng thường có những thái độ khó chịu ngay từ ban đầu nếu con dâu không đáp ứng được những tiêu chuẩn và sẽ luôn chú ý đến những thiếu xót của con dâu.
Thực tế thì kể cả khi con dâu có nhiều điểm mạnh như giỏi giang, tháo vát, sự nghiệp rực rỡ… thì mẹ chồng ban đầu vẫn sẽ luôn tìm ra những điểm chưa hoàn thiện để chỉ trích và phàn nàn.
Ảnh minh hoạ
Can thiệp quá sâu vào gia đình con cái
Một nguyên nhân hết sức phổ biến khiến mẹ chồng và con dâu không hòa hợp là do mẹ chồng can thiệp quá sâu vào cuộc sống của gia đình con.
Ngay từ khi chuẩn bị kết hôn thì mẹ chồng thường đưa ra quyết định các vấn đề như kế hoạch hôn lễ, quản lý tài chính hay kế hoạch sinh em bé… khiến con dâu đã có sự khó chịu, mệt mỏi.
Vẫn biết rằng đó là sự quan tâm của mẹ chồng nhưng khi mẹ chồng đã can thiệp quá sâu đến cuộc sống của con cái thì khiến con cái thấy ngột ngạt và dần đẩy mâu thuẫn thêm cho mối quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu.
Chồng (con trai) không khéo léo cư xử
Người chồng (con trai) trong gia đình có vai trò là cầu nối giúp mẹ chồng và con dâu thấu hiểu nhau hơn, gắn kết hơn nhưng nếu người chồng không cư xử khéo léo thì cũng khiến mẹ chồng và nàng dâu không hòa hợp, mâu thuẫn, tranh cãi.
Trong mọi cuộc tranh cãi giữa mẹ chồng và con dâu thì con trai luôn phải là người đứng ra hòa giải hai bên, đôi khi gay gắt còn buộc phải chọn lựa giữa mẹ và vợ.
Thực tế, đa số người đàn ông thiếu trách nhiệm với gia đình, không biết chia sẻ việc nhà với vợ lại hay nghe lời mẹ… khiến cho mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu không hòa hợp.