Yêu con sai cách, cha mẹ nghèo nhưng cố nuôi kiểu giàu chỉ sướng lúc nhỏ càng lớn càng bết bát, thất bại
17:27, Thứ sáu 20/10/2023( PHUNUTODAY ) - Có những cha mẹ suốt ngày nhấn chìm tinh thần con bằng điệp khúc nhà mình nghèo lắm nhưng cũng có những cha mẹ cố vay cố mượn để con chạy đua vật chất bằng bạn bè. Đâu mới là cách hay cho con?
Yêu con, chăm sóc con mong muốn con có được những điều tốt đẹp nhất là mong ước của nhiều cha mẹ. Thế nhưng việc cha mẹ quá nuông chiều, quá cố gắng, "chạy đua" dành cho con những điều vượt qua cả ngưỡng của bản thân chính là một cách yêu sai lầm.
Đừng ép con khổ nhưng đừng cho con nhiều hơn thứ mình có
Có những cha mẹ thường xuyên in ấn vào đầu con câu "nhà mình nghèo lắm", "nhà mình không có đâu", "nhà mình thua kém nhà bạn ấy" để dăn răn dạy con phải tiết kiệm, để từ chối nhu cầu của con. Điều đó khiến con trẻ tự ti với bạn bè.
Nhưng ngược lại có những cha mẹ dù kinh tế không đủ tiềm lực nhưng lại thích khoe mẽ và cô gắng cho con bằng bạn bằng bè. Nhiều cha mẹ nhẫn nhục chịu khổ để con sướng, thậm chí vay nợ mua đồ cho con để bằng hàng xóm.
Tất cả đều vì kỳ vọng những điều tốt hơn cho con. Nhưng những cách yêu thương đó đều dẫn tới những sai lầm. Một đứa trẻ tự ti sẽ không thể lớn lên trong lạc quan vui vẻ, và chúng luôn mặc cảm, luôn thấy yếu kém, luôn tự nhấn bản thân mình trong những giới hạn về bản thân và gia đình. Còn một đứa con không hiểu thực lực của gia đình, mặc kệ cha mẹ, được tận hưởng cuộc sống sung sướng dù cha mẹ khó khăn thì con lại không hiểu được cái gì là thực chất, cái gì là phù hoa, và chúng cho rằng dù nghèo bao nhiêu nhưng nhất định phải thể hiện bằng bạn bằng bè. Sự hy sinh yêu chiều của cha mẹ đôi khi đổi lại là đứa con không hiểu chuyện, luôn dùng những thứ phù hoa để tự tin, luôn lấy bề ngoài so sánh với bạn bè, không rèn luyện nội lực bên trong. Những đứa trẻ được nuông chiều như vậy khi gặp khó khăn thì khó có thể đối diện được, hoặc khi cha mẹ không lo được cho nữa sẽ oán trách, đòi hỏi, chúng có thể oán trách vì cha mẹ xuất phát thấp nên chúng không thể bằng bạn bè được. Hơn nữa nhiều đứa trẻ còn ảo tưởng về gia đình mình. Những đứa trẻ nhà giàu mà có nền tảng, chúng được chu cấp rất nhiều nhưng chúng không quá cần thiết điều đó và chúng không dễ dàng được cho mọi thứ. Và chúng được nhìn thấy cha mẹ vất vả lao tâm khổ tứ như thế nào chứ không chỉ tận hưởng. Còn những gia đình trọc phú thì mới chu cấp cho con vô điều kiện và dễ dàng cho con.
Không giàu hãy nuôi con kiểu không giàu?
Việc trang bị vật chất cho con là một chuyện còn cách bạn nói về vật chất như nào là một chuyện. Và trong đó cách bạn nói về vật chật mới thực sự quan trọng, điều đó tác động tới nhận thức của trẻ nhiều hơn.
Đừng để con tự ti vì ám ảnh nhà mình nghèo lắm: Thay vì nói nhà mình nghèo lắm, lúc nào cũng kêu nhà mình không có tiền. Hãy nói "Có những việc quan trọng hơn, trong cuộc sống chúng ta cần xem cái gì quan trọng để thực hiện trước. Mẹ chưa mua cái đó vì cái này quan trọng hơn con ạ", "Không, nhà chúng ta không nghèo nhưng chúng ta cần cân đối chi tiêu cái gì hợp lý hơn", "Mẹ thấy món đồ chơi này của con còn thú vị lắm, vậy thì mình tạm thời chưa mua thêm, để tiền đó mua cho con bộ quần áo mới sẽ hay hơn, phần còn lại mình mua quà biếu ông bà trong ngày cuối tuần sẽ hiếu thuận hơn nhé".... Như vậy trẻ sẽ không ám ảnh về sự thiếu thốn mà sẽ ấn tượng về cách tiêu tiền có ý nghĩa. Và thay vì đòi hỏi, trẻ sẽ học được cách quan tâm yêu thương. Cha mẹ cần giúp trẻ phân biệt những thứ cần thiết và những thứ nâng cấp sự cần thiết khi con đòi hỏi những món quà trị giá. Đặc biệt bạn cần ghi nhớ nguyên tắc "không cho con những thứ vượt quá khả năng của bản thân ".Luôn cho con một hướng tích cực để giải quyết vấn đề ngoài tài chính: Tiền rất quan trọng nhưng nếu bạn giúp con hiểu được sự bế tắc nhất không phải vì thiếu tiền thì cuộc sống của con sẽ luôn rạng ngời. Hãy làm cho con thấy có những việc không nhất thiết phải bỏ ra nhiều tiền mà vẫn vui vẻ hạnh phúc, mà vẫn ý nghĩa. Ví dụ con bạn đòi một món đồ chơi đắt tiền như con nhà giàu, bạn không đáp ứng được nhưng hãy cho con một cách chơi khác thú vị để con trải nghiệm. Đó có thể là cả nhà cùng về quê đi dã ngoại bắt cua cá, đó có thể là một buổi ngồi chế vỏ cây, lá cây thành đồ chơi...Luôn cho con mức tối thiểu: Đừng lợi dụng sự chấp nhận của con mà phớt lờ những nhu cầu thiết yếu của con. Khi con bạn đã là đứa trẻ biết điều thì bạn cũng nên hiểu sự biết điều đó cần được vỗ về. Đừng quá keo kẹt với con. Những thứ cần thiết nhất hãy đáp ứng cho con. Bởi nếu quá thiếu thốn, trẻ sẽ chỉ thấy chịu đựng và khi vượt ngưỡng, trẻ sẽ dễ bị lôi kéo bởi những dụ dỗ bên ngoài. Càng nghèo càng phải cho con thấy tình yêu gia đình: Nhiều gia đình khó khăn kinh tế dẫn tới chăm chăm đi kiếm tiền, bỏ mặc con, coi như phải lấp đầy túi tiền trước. Đó cũng là nỗi khổ của cha mẹ. Nhưng bình tĩnh nhìn lại một chút. Nếu bạn mải mê kiếm tiền và không vun vén được tình cảm với con, lúc ngoảnh nhìn lại có chút tiền dư thì con lại hư hỏng, còn ý nghĩa gì. Bởi vậy khi càng khó khăn càng cần vun vén yêu thương để con thấy ấm áp gia đình. Hãy dành một phần thời gian cho con để phát phát hiện những ưu điểm của con và khen ngợi con nhiều hơn. Nếu trẻ gặp khó khăn khi làm việc gì đó, cha mẹ luôn sẵn sàng giúp đỡ con, bằng cách này trẻ sẽ trở nên tự tin hơn. Những tình cảm gia đình nuôi dưỡng tâm hồn con thay bù đắp những nhu cầu vật chất thiếu thốn. Còn nếu đã thiếu kinh tế lại còn thiếu cả tình cảm nền tảng gia đình thì con cái hư hỏng là dễ hiểu.Sự thành công của con không hẳn từ kinh tế của gia đình
Sự thực khi cha mẹ có mối quan hệ tốt, có nền tảng tốt, có tài chính giúp đỡ hỗ trợ thì con cái có chỗ dựa để lấy đà bật lên. Điều đó là chắc chắn và thậm chí có thể giúp con rút ngắn thời gian để thành công. Tuy nhiên cuộc đời một đứa trẻ thành công hay không không hoàn toàn phụ thuộc vào tài chính của cha mẹ. Nhiều người giàu con cái thành công và nối tiếp thành công, thịnh vượng nhiều đời. Nhưng nhiều gia đình suy thoái dần, nhiều gia đình chỉ giàu có một đời. Điều đó có thể cho thấy nền tảng giáo dục trí tuệ nhân cách nghị lực quan trọng hơn là khả năng tài chính cha mẹ để lại cho con. Bởi thế nếu không may bạn không mạnh về tài chính hãy nhớ nền tảng giáo dục vô cùng quan trọng. Nếu trong đầu bạn nghĩ cha mẹ nghèo thì con cũng nghèo, thì thật khó để truyền cho con nghị lực thành công. Nếu bạn cho rằng phải phù hoa lên mới thành công thì con bạn cũng sẽ học được cách phù hoa mà không rèn nội lực thực chất.
5 dấu hiệu ở trẻ có thể là triệu chứng của bệnh hô hấp cha mẹ nên lưu tâm
Nấu cơm nước lạnh hay nước nóng? Bí quyết cơm dẻo ngon tốt cho sức khỏe là ở việc dùng đúng loại nước này